Bạn Trẻ Bốn Phương
Bạn Trẻ Bốn Phương
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
 
:: Forget password? ::


Welcome to our forum
If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above.
You may have to register before you can post: click the register link above to proceed.
To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.


 

 Giao thừa từ hồ Gươm đến Trường Sa

Go down 
Tác giảThông điệp
Administrator
Administrator
Administrator
Administrator


Đến từ Đến từ : OnlineWorld
Tham Gia : 20/12/2011
Posts : 168
Points : 542
Thanked : 3
Tuổi : 26
Lời Muốn Nói : Mình Chỉ Cần 4 Điều: 1 Vợ...2 Con...3 Lầu...4 Bánh

Giao thừa từ hồ Gươm đến Trường Sa  Empty
23012012
Bài gửiGiao thừa từ hồ Gươm đến Trường Sa

Chiều 30 Tết, Hà Nội vắng vẻ lạ thường. Không còn cảnh chen chúc, nhích từng xen ti mét những khi tan tầm. Người qua lại trên phố cắm cúi đi nhanh, chỉ mong mau chóng về nhà sum họp với gia đình.

Trời mỗi lúc một rét, mây đen vần vũ gợi đôi chút lo lắng: Giao thừa, mưa lạnh. Ở nhiều góc phố, hình ảnh những người bán đào, quất bỗng chợt lẻ loi. Không ít người chọn cách “bán tháo” để có thể ra về, ở nhà, còn có gia đình, người thân ngóng trông.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Tối, hồ Gươm như nhỏ lại bởi hàng nghìn người nô nức đổ về. Dòng người mỗi lúc một đông, phố Đinh Lễ, Đinh Liệt, Bà Triệu, Tràng Thi, Lý Thái Tổ v.v. mọc lên nhiều điểm trông xe “dã chiến” không ngớt đón xe vào gửi.

Năm nào cũng vậy, tới mức trở thành đề tài nhàm chán trên mặt báo: Chặt chém dịch vụ gửi xe giao thừa... Nhưng biết vậy, người ta vẫn chấp nhận cái giá 50.000đ đến cả 100.000đ/ xe máy; ô tô, thì hãy vui vẻ (dù muốn hay không) mà chấp nhận mức “bèo” là 200.000 đồng. Và còn đó những quán cóc thơm nức mùi mực nướng hay đơn giản là âu trà đá với dăm ba quả xoài, ổi, cóc chua ngọt được “thổi” giá gấp chục lần ngày thường.

Đắt, vẫn đông khách. Ngồi ghế không được thì ngồi bệt luôn trên vỉa hè. Xuân ở Thủ đô, còn đâu vui hơn tối giao thừa ngắm pháo hoa bùng nổ sắc màu bên hồ Gươm?

Hòa trong dòng người đông đúc, anh Tim Olsen – du khách người Thụy Điển tươi cười khoe: “Năm đầu tiên tới Việt Nam của tôi là năm mà các bạn gọi là năm của Rồng, con vật linh thiêng. Tôi thích không khí lạnh của Hà Nội, thích hòa trong không khí vừa đông vui, lại vừa có gì đó nói lên sự chờ đợi”. Rồi Tim lại cùng mấy người bạn cắp theo chai bia Hà Nội, sôi nổi bàn tán, so sánh Tết Việt Nam với Giáng sinh ở quê nhà.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Giao thừa, pháo hoa bừng sáng mặt hồ xen lẫn tiếng reo hò, vỗ tay của hàng ngàn người từ già tới trẻ đang ngước mắt lên trời đợi giây phút linh thiêng chuyển giao năm Tân Mão sang Nhâm Thìn.

Hết pháo hoa, từng dòng người lại như những đàn kiến tỏa đi khắp nơi. Người ta xôn xao bàn tán pháo hoa năm nay đẹp hay xấu, lát về nhà sẽ ăn gì cho thỏa cơn đói, mệt. Trên vai những cặp vợ chồng trẻ, nhiều đứa bé đã ngủ từ bao giờ.

Ven đường, đây đó lại bắt gặp những đống vỏ kem, hạt hoa quả, túi bóng la liệt mặt đường. Có lẽ người ta không nghĩ tới, biết bao chị lao công đang phải cần mẫn lia từng nhát chổi trong đêm giao thừa lạnh giá...

Ngày Tết, ai cũng mềm mỏng hơn bình thường đôi chút. Chiến sỹ Nguyễn Vũ Giang, đang công tác tại Đại đội 7 Trung đoàn Cảnh sát cơ động, nói: “Năm đầu tiên tôi trực chiến đêm giao thừa. Cũng có đôi chút bâng khuâng nghĩ về gia đình, nhưng cũng có cảm giác riêng. Đó là một chút công sức của mình, của anh em đồng đội, mang lại cái Tết yên bình cho người dân”.

Cách đó không xa, chúng tôi gặp đại úy Lê Đình Thủy, Bộ tư lệnh Thủ đô, một trong số hàng trăm chiến sỹ phụ trách bắn pháo hoa đêm giao thừa. Đại úy Thủy nói, đã 10 năm qua anh chưa từng đón giao thừa cùng vợ và hai cháu nhỏ. Nỗi niềm riêng, ắt hẳn là có, nhưng anh trầm ngâm giây lát rồi ngượng nghịu bảo: “Là người lính thì phải coi việc “dân ngủ mình thức” là niềm vui, niềm vinh dự được phục vụ. Chúng tôi có mặt ở đây từ hôm 27 Tết để tập huấn, chuẩn bị. Thấy mọi người vỗ tay reo hò, nghĩa là mình hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vui lắm chứ”.

Cũng trong đêm giao thừa, đại úy Trần Tiến Huy – Chính trị viên đảo chìm Thuyền Chài thuộc quần đảo Trường Sa chia sẻ: “Đón tết ở quần đảo Trường Sa cũng là một không khí đặc thù, đặc biệt, anh em được sự quan tâm đầu đủ vật chất như gạo nếp bánh chưng thịt lợn thịt gà đầy đủ”.

Đại úy Huy kể, bánh chưng ở Trường Sa được gói bằng tất cả những loại lá có thể tận dụng, từ lá cây phong ba, lá bàng cho đến những chiếc lá dong gửi từ đất liền, dù đã bị úa do đi biển cũng được anh em ngâm nước, hong khô rồi gói bánh.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Đại úy Huy bảo, anh em trên đảo vừa đón giao thừa, rồi giao lưu văn nghệ. Đến mùng 1, 2, 3 anh em tổ chức thi đấu các môn thể thao như thi đấu cờ tướng, kéo co.

Với đảo Thuyền Chài thì anh em cơ bản là có gia đình, vợ con ở xa. Nhiều đồng chí mới sinh con đã ra đây công tác, có người ra công tác ngoài đảo trong khi con được sinh ra ở quê nhà...

“Ở Trường Sa, có thể gọi đó là Tổ quốc nơi đầu con sóng. Anh em chúng tôi vẫn từng ngày động viên nhau rèn luyện, giữ vững chủ quyền biển đảo của nước nhà”. Giao thừa này, anh trực chiến đấu ở vọng gác thay anh em.


Nguồn: 24h.com.vn
Về Đầu Trang Go down
https://bantre4phuong.forum.st
Share this post on: reddit

Giao thừa từ hồ Gươm đến Trường Sa :: Comments

No Comment.
 

Giao thừa từ hồ Gươm đến Trường Sa

Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Đóa hoa hồng đêm giao thừa
» Vụ giao cấu với tử thi: Bí mật vết xước
» Đau đớn cô giáo biến mình thành gái trọ
» Ngọt ngào cùng áo len trong tiết giao mùa
» Winstep Xtreme – Thay đổi giao diện Windows

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn Trẻ Bốn Phương :: News 24h :: News Bốn Phương-
Chuyển đến 

GMT + 7. Hôm nay: Wed May 08, 2024 5:59 am.

New Semester 2
Powered by vBulletin & Version 3.8.4
Designed by [eLDy]
Forumotion_Ripped by vlt
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất